Ngói vảy cá: phân loại, giá ngói vảy cá năm 2023

cách lợp ngói vảy cá

Trên thị trường xây dựng hiện nay có nhiều loại ngói khác nhau, như: ngói âm dương, ngói vảy cá, ngói đỏ,… Tùy thuộc vào từng loại công trình mà quyết định loại ngói hoàn thiện. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngói vảy cá và ngói vảy cá bao nhiêu viên 1m2?

Ngói vảy cá là gì?

Ngói vảy cá giống những sản phẩm ngói nung khác, được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao. Tên gọi “ngói vảy cá” bắt nguồn từ kiểu dáng ngói, ngói có hình dạng vảy cá, khi lợp tạo cảm giác mềm mại.

NGÓI ÂM DƯƠNG DÙNG ĐỂ LÀM GÌ?

Mái ngói vảy cá phù hợp cho các công trình đòi hỏi sự mềm mại, tinh tế,… như nhà phong cách cổ, nhà gạch phong cách mộc mạc, nhà tre,…

mái ngói vảy cá

Phân loại ngói vảy cá

Tùy thuộc vào hình dạng, kích thước mà gạch ngói vảy cá có 3 loại phổ biến sau đây:

  • Ngói vảy cá lớn, kích thước 260x260x12mm
  • Ngói vảy cá nhỏ, kích thước 150x150x11mm

ngói vảy cá

  • Ngói vảy cá vuông

ngói vảy cá vuông

  • Ngói vảy nhọn

ngói vảy cá nhọn

Ngói vảy cá bao nhiêu viên 1m2?

Vậy ngói vảy cá bao nhiêu viên 1m2? Tùy thuộc kích thước, quy cách đóng gói gạch mà số lượng viên gạch trên 1m2 sẽ khác nhau. Dưới đây là một số thông số tương đối bạn có thể tham khảo:

  • Ngói vảy cá lớn: 65 viên / 1m2.
  • Ngói vảy cá nhỏ: 90 viên / 1m2.
  • Ngói vảy cá vuông: 60 viên / 1m2.

Giá ngói vảy cá

Tùy thuộc vào nhà sản xuất, màu sắc, mẫu mã,… mà có các mức giá khác nhau. Tuy nhiên mức giá phổ biến chúng ta thường thấy trong khoảng 8.500 – 15.000 vnđ/viên ngói.

CẬP NHẬT GIÁ NGÓI LỢP NHÀ CÁC LOẠI

NGÓI ĐỒNG TÂM CÓ TỐT KHÔNG? XEM NGAY

Vậy lợp ngói vảy cá có rẻ không?

Để biết được câu trả lời, chúng ta hãy cùng so sánh: để lợp một ngôi nhà bằng ngói đỏ truyền thống cần khoảng 22 viên/m2, còn ngói vảy cá cần đến 65 viên/m2. Vì so với ngói truyền thống, ngói vảy cá có kích thước nhỏ gọn và nhẹ hơn.

Giá thành cho 1 viên ngói vảy cá khoảng 8.500 vnđ/viên ngói, như vậy có giá khoảng 552.500 vnđ/m2. Còn giá 1 viên ngói truyền thống khoảng 16.500 vnđ/viên, có giá 363.000 vnđ/m2.

mái ngói vảy cá

Như vậy có thể thấy giá ngói đỏ truyền thống rẻ hơn hẳn so với ngói vảy cá. Tuy nhiên ngói vảy cá lại có nét đẹp thẩm mỹ riêng, chất lượng cũng rất tốt. Nên tùy mục đích xây dựng công trình mà bạn có thể quyết định chọn lựa hay không.

Ưu nhược điểm ngói vảy cá

Trước khi mua bất cứ một sản phẩm ngói nào cũng nên xem kỹ ưu nhược điểm của nó. Nên dưới đây chúng tôi đã tổng hợp cụ thể những ưu nhược điểm thường thấy của gạch vảy cá.

ngói vảy cá

Ưu điểm

  • Với những đường cong vảy cá, tạo sự mềm mại, tinh tế, vẻ đẹp cuốn hút cho công trình.
  • Màu sắc, mẫu mã đa dạng.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển, thi công, giảm tải cho kết cấu nhà ở.
  • Kỹ thuật lợp mái nhà so với các loại ngói khác không khó.
  • Bền, khó nứt vỡ, có tính liên kết cao.
  • Thông gió dưới mái tốt, chống mốc, chống nóng hiệu quả.

Nhược điểm

  • Giá thành cao, gây tốn kém cho công trình.

Cách lợp ngói vảy cá

Dưới đây là kỹ thuật lợp ngói vảy cá chi tiết.

kỹ thuật lợp ngói vảy cá

Thiết kế mái ngói vảy cá

Trước tiên cần đo đạc xem xét độ dốc của mái. Nếu mái có độ dốc >40% thì cần buộc bằng dây, đục lỗ, dán hoặc bắt vít từ ngói đến lito. Ngược lại <40% thì lợp trên cầu lito.

Lito làm bằng gỗ xẻ, khổ rộng 3-4cm, dày 2,5 – 3cm.

Dùng gỗ đóng thành cầu

Cầu phong rộng  6-7cm, dày 3-4cm, khoảng cách giữa 2 cầu 9-10cm.

Hàng tàu nằm bên dưới cầu, dùng làm điểm tựa cho hàng gạch đầu tiên từ dưới lên. Kích thước tàu rộng 15-18cm, dày 4-5cm.

Tính toán lại khoảng cách giữa các hàng

Với mái lợp ngói vảy cá, đầu tiên đóng 2 hàng lít trên và dưới mái. Hàng trên cách đỉnh mái 3-4cm. Hàng dưới cách hàng tàu 4-5cm.

Đo khoảng cách giữa hàng trên và hàng dưới để chia đều khoảng cách giữa các hàng bên trong

Dùng thước dây để chia đều khoảng cách và đánh dấu vị trí đặt các hàng. Khoảng cách giữa các ống soi phải đều nhau và cách nhau từ 7-8cm

Làm nốt các hàng còn lại

Đặt thạch bản bên dưới sợi dây, buộc chặt vào cầu.

Làm tương tự như vậy để đóng các hàng ống lót phủ kín mái nhà. Mái khi đóng lại sẽ tạo thành mặt phẳng và các đường thẳng song song với nhau và cách đều nhau theo đúng kích thước trong khoảng 7-8cm.

Các hàng litô tiếp theo làm tương tự cho đến khi hết mái. Bạn vẫn cần lưu ý khi đóng lito, các hàng phải song song với nhau, tạo thành mặt phẳng và cách nhau đúng 1 khoảng 8/10 cm.

Kiểm tra sau khi hoàn thành

Kiểm tra để đảm bảo rằng mái sau khi đóng thạch bản phải phẳng và thẳng.

Vấu ngói được gắn chắc chắn vào litho.

Mái phải thẳng, phẳng theo độ dốc, các đầu ngói nằm trên một đường thẳng.

ngói vảy cá

Kỹ thuật lợp mái vẩy cá đơn giản, không đòi hỏi tay nghề cao nên bạn cũng có thể tự thực hiện nếu đã thực hành và có một chút kinh nghiệm.

Trên đây là những thông tin đầy đủ về ngói vảy cá, ngói vảy cá bao nhiêu viên 1m2. Ngoài ngói vảy cá bạn cũng có thể tham khảo thêm các vật liệu hoàn thiện lợp khác, như:

Tấm lợp lấy sáng thông minh HOT nhất hiện nay

Tôn xốp liệu có tốt không? Ứng dụng và báo giá tôn xốp

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart