Đất nước ta từ trước đến nay vẫn thường phải đối mặt với thiên tai, bão lụt,… khiến cho tình trạng nhà tốc mái diễn ra hàng năm. Để hạn chế thiệt hại, các nhà sản xuất đã tạo ra nhiều loại ke chống bão mái tôn với khả năng chống gió giật lên đến cấp 10 – 12. Vậy ke chống bão mái tôn là gì? Có ưu điểm gì, cách lắp đặt như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Mục lục
Ke chống bão mái tôn là gì?
Ke chống bão mái tôn (còn gọi là nắp chụp tôn, ke chống gió mái tôn) là phụ kiện đi kèm phổ biến khi thi công mái tôn. Chúng giúp hạn chế những rủi ro do gió bão gây ra, hạn chế tốc mái, giảm khả năng xảy ra những thiệt hại về người và của cho công trình xây dựng.
Ngoài ra, ke chống bão mái tôn còn có độ bền cao, không bị rỉ sét, chịu được sức gió bão giật mạnh. Sản phẩm được sản xuất bằng nhựa kỹ thuật, có khả năng chống oxy hóa cực kỳ cao, chịu được cả tác dụng từ các loại hóa chất tự nhiên và nước biển.
THAM KHẢO: CÁCH GIA CỐ NHÀ CỬA – GIA CỐ MÁI TÔN TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO
Cấu tạo của ke chống bão mái tôn
Ke chống bão mái tôn có cấu tạo chính gồm 2 thành phần:
- Phần lõi thép: Làm bằng thép cứng, có độ dày từ 1.8 – 2.0mm và được dập theo hình sóng dương của tấm tôn.
- Phần nhựa PPC bọc ngoài: Phần này bọc bên ngoài thép cứng có tác dụng chống rỉ, chống oxy hóa và tăng độ bền cho ke chống bão. Lớp nhựa này có màu sắc giống với tấm tôn lợp nhằm tạo nên vẻ đẹp đồng nhất cho toàn bộ mái tôn, khả năng chịu nhiệt cao lên đến 60 độ C.
Ưu điểm của ke chống bão là gì?
- Chống chịu gió bão cực tốt với mức gió giật lên đến cấp 10 – 12.
- Giảm khả năng bị tốc mái, giúp hạn chế thiệt hại về người và của.
- Khả năng chống oxy hóa, không rỉ sét.
- Tuổi thọ cao, có độ bền lên đến 15 – 20 năm.
- Thi công, lắp đặt cực kỳ dễ dàng.
- Giá thành rẻ, vừa giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mang lại hiệu quả chống bão tốt.
- Chống móp méo, tăng tính thẩm mỹ cho hệ mái tôn, hỗ trợ cách âm chống ồn, chống trơn trượt khi thi công vào trời mưa và chống dột tốt.
Các loại ke chống bão mái tôn phổ biến hiện nay
Do thiết kế đa dạng của các tấm tôn lợp nên ke chống bão mái tôn cũng linh hoạt về mẫu mã để phù hợp với cấu tạo khác nhau của mái tôn, điển hình có những loại sau:
- Ke chống bão mái tôn sóng vuông: Dùng cho những tấm tôn dạng sóng dương đỉnh vuông. Hiện nay, có 2 loại ke chống bão tương ứng với kích thước đỉnh sóng vuông là ke 25mm và ke 40mm.
- Ke chống bão mái tôn sóng tròn: Thường dùng cho các tấm tôn sóng tròn hoặc sóng giả ngói, loại này được dập theo dạng uốn cong như cấu trúc đỉnh Phipro để giúp ke ôm sát đỉnh sóng của tấm tôn. Từ đó tạo sự gắn kết vững chắc giữa tôn với vít bắn và xà gồ. Kích thước ke chống bão mái tôn sóng tròn phổ biến là 30 x 40mm, dày 20mm.
- Ke chống bão mái tôn phẳng: Thường dùng cho các tấm tôn phẳng, giúp cố định và liên kết chặt chẽ cho các tấm phẳng.
Báo giá ke chống bão mái tôn các loại mới nhất
XEM THÊM:
CÓ NÊN DÙNG TẤM CHẮN NƯỚC NGẬP VÀO NHÀ? HƯỚNG DẪN TỰ LÀM TẤM CHẮN CỬA CHỐNG NGẬP
Hướng dẫn cách lắp đặt ke chống bão mái tôn
Quy trình lắp đặt ke chống bão mái tôn gồm 4 bước sau:
- Bước 1: Xác định loại ke chống bão cần dùng dựa theo sóng tôn. Đồng thời chọn loại khung và vít phù hợp với loại tôn.
- Bước 2: Cố định hệ thống khung xà gồ sao cho chắc chắn nhất, từ đó bạn sẽ dễ hình dung cách lắp ke chống bão như thế nào.
- Bước 3: Tiến hành lắp ke chống bão theo sóng của mái tôn, bạn đặt ke vuông góc và khớp với sóng dương của mái.
- Bước 4: Bắn vít cố định ke lại, sau khi đặt úp ke chống bão vào đúng vị trí cần lắp đặt, bắn vít cố định chúng vào mái tôn là hoàn thành.
Một số lưu ý quan trọng khi lắp đặt ke chống bão
- Cần bắn đinh áp sát ke và ke chống bão phải áp sát với sóng dương của mái tôn để đảm bảo chắc chắn và cố định được xà gồ với mái tôn.
- Bắn vít với một lực vừa đủ để tránh gây biến dạng ke chống bão và sóng dương mái tôn.
- Trên mỗi m², bạn nên bố trí 6 ke chống bão là phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất.
- Do nắp ke chống bão mái tôn thường được làm bằng nhựa nên khi tiếp xúc với ánh mặt trời quá lâu có thể sẽ bị giảm đi tuổi thọ, do đó, nên kiểm tra định kì và thay thế nếu cần.
Mong rằng bài viết trên đây giúp ích cho các bạn trong quá trình chọn lựa và lắp đặt ke chống bão mái tôn. Chúc các bạn thành công!