Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu lót sàn được ứng dụng rộng rãi hiện nay nhờ thành phần an toàn cho người sử dụng, giá thành tốt và màu sắc đa dạng. Cùng Giá VLXD tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
Mục lục
Sàn gỗ công nghiệp là gì?
Sàn gỗ công nghiệp là một loại vật liệu nhân tạo được tạo ra từ những nguyên liệu chính là gỗ tự nhiên, gỗ nghiền nhỏ ép thành từng tấm ván hoàn chỉnh. Gỗ lót sàn có độ dày phổ biến là 8mm, 10mm và 12mm được dùng để ốp sàn cho nhà ở, chung cư, nhà phố và biệt thự, cửa hàng… Ngoài ra người ta còn ứng dụng sàn gỗ công nghiệp để ốp tường, ốp cầu thang, ốp trần, mặt cầu thang, ban công…
Sàn gỗ công nghiệp ra đời nhằm thay thế sàn gỗ tự nhiên, đồng thời giải quyết các vấn đề của sàn gỗ tự nhiên như chống mối mọt, khó cong vênh, giãn nở, co rút, tăng khả năng chống trầy xước và chống ẩm trong khi vẫn duy trì được đặc tính ổn định nhiệt.
Cấu tạo của sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp cao cấp có cấu tạo gồm 4 lớp chính là:
- Lớp phủ UV: Đây là lớp bề mặt được phủ bằng 1 lớp màng trong suốt có tác dụng như màng chắn để bảo vệ cho toàn bộ tấm gỗ.
- Lớp vân gỗ: Được thiết kế tinh tế và sinh động y như vân gỗ tự nhiên giúp tạo nên sự cân bằng và vẻ đẹp thẩm mỹ cho bề mặt sàn.
- Lớp cốt gỗ HDF: Đây là lớp siêu cứng và có nguồn gốc từ các loại gỗ tự nhiên.
- Lớp đáy: Là lớp lót chuyên dụng với chức năng chống cong vênh, giãn nở và chống thấm hơi nước bốc lên từ nền nhà.
XEM THÊM:
SÀN NHỰA GIẢ GỖ BAO NHIÊU TIỀN 1M2? CHỌN SÀN NHỰA GIẢ GỖ TỰ DÁN HAY SÀN NHỰA GIẢ GỖ HÈM KHÓA?
Ưu – nhược điểm của sàn gỗ công nghiệp là gì?
Ưu điểm
- Có cấu tạo gồm 4 lớp nên có khả năng chống va đập và chống trầy xước hiệu quả.
- Mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc đa dạng mang đến nhiều sự lựa chọn cho người dùng.
- Hệ thống hèm khóa giúp giảm thời gian và chi phí thi công.
- Đạt tiêu chuẩn từ E1 – E0 về nồng độ Formaldehyde nên an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng.
- Có giá rẻ hơn nhiều so với sàn gỗ tự nhiên.
Nhược điểm
- Có khả năng chịu nước tương đối kém.
- Màu sắc vân gỗ chưa thực sự quá đẹp.
- Kích thước các tấm sàn có sẵn theo quy chuẩn của nhà sản xuất nên cần đo đạc kỹ càng trước khi thi công.
Có những loại sàn gỗ công nghiệp nào?
Sàn gỗ công nghiệp hiện nay có rất nhiều loại với chất liệu, kiểu dáng, kết cấu và thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, theo chất liệu, sàn gỗ công nghiệp có thể chia làm 3 loại chính:
Sàn gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Đây là loại sàn gỗ công nghiệp phổ biến nhất hiện tại nhờ kết cấu lõi cứng cáp, kháng nước và cách nhiệt tốt. Thành phần chính của sàn gỗ HDF là bột gỗ, giấy pha keo Phenol và được ép đùn dưới áp suất và nhiệt độ cao.
Sàn gỗ công nghiệp HDF khá cứng cáp, mang đến sự ổn định và độ bền cho không gian trong suốt thời gian dài sử dụng. Bên cạnh đó, sàn gỗ HDF còn dễ thi công, cắt gọt tạo hình, chịu nước tốt, chống trầy xước và có giá bán dễ tiếp cận.
Sàn gỗ CDF (Compact Density Fiberboard)
Đây là dòng ván sàn cứng hơn cả HDF, là loại sàn gỗ cao cấp có khả năng chống nước tốt. Sàn CDF được làm từ bột xơ gỗ nghiền siêu nhỏ và sấy khô để đạt độ ẩm <5%, sau đó nén ép dưới áp lực cao.
Đặc biệt, lõi màu đen của CDF được xử lý gỗ ở độ ẩm rất thấp nên xơ gỗ khô và đặc như than, trong khi vẫn giữ được tính thân thiện của gỗ tự nhiên. Sàn gỗ CDF chắc chắn với khả năng chống ẩm và kháng nước, không dễ bị ẩm mốc.
Sàn gỗ PW (Plywood)
Sàn gỗ Plywood được chế tạo bằng cách xếp chồng nhiều lớp gỗ và ép chúng xen kẽ lên nhau, tạo thành liên kết chặt chẽ. Bề mặt sàn gỗ công nghiệp Plywood có khả năng chống nước và chống xước nhẹ.
Sản phẩm dễ thi công và tạo hình, song bề mặt gỗ lại không có độ bóng và mịn màng như gỗ HDF. Hơn hết, sàn Plywood có khả năng chịu nước kém hơn HDF, nên nó chỉ phù hợp với các không gian trang trí đơn giản và nhỏ lẻ.
Kích thước sàn gỗ công nghiệp
Dưới đây là một số kích thước sàn gỗ công nghiệp phổ biến được đề xuất:
Tiêu chuẩn | Quy chuẩn |
Độ dày | 8mm, 12mm |
Chiều ngang | Bản nhỏ từ 100mm – 130mm Bản vừa từ 140mm – 160mm Bản to từ 190mm – 220mm |
Chiều dài | Khổ ngắn: 800mm – 900mm Khổ vừa: 1200mm – 1300mm Khổ dài: 1800mm – 2200mm |
Báo giá sàn gỗ công nghiệp mới nhất 2023
- Sàn gỗ Châu Âu: Từ 535.000 – 798.000 Đ/M2
- Sàn gỗ Thổ Nhĩ Kỳ: Từ 435.000 – 698.000 Đ/M2
- Sàn gỗ Đức: Từ 335.000 – 598.000 Đ/M2
- Sàn gỗ Hàn Quốc: Từ 295.000 – 498.000 Đ/M2
- Sàn gỗ Malaysia: Từ 255.000 – 425.000 Đ/M2
- Sàn gỗ Thái Lan: Từ 230.000 – 370.000 Đ/M2
- Sàn gỗ Việt Nam: Từ 215.000 – 358.000 Đ/M2
- Sàn gỗ Trung Quốc: Từ 205.000 – 298.000 Đ/M2
THAM KHẢO:
BÁO GIÁ SÀN NHỰA HÈM KHÓA GIÁ RẺ MỚI NHẤT – CHỌN SÀN NHỰA THƯƠNG HIỆU NÀO TỐT?
Trên đây là toàn bộ thông tin giá sàn gỗ công nghiệp mới nhất năm 2023. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, quý khách hàng đã phần nào hiểu thêm về sản phẩm.