Từ trước đến nay, để có được một công trình vững chắc thì một trong những yếu tố quan trọng đó chính là nền móng. Vậy quy trình ép cọc bê tông là gì? Cùng Giá VLXD tham khảo nhé.
Mục lục
Vì sao cần áp dụng phương pháp ép cọc bê tông?
Ép cọc bê tông được xem là một phương pháp sử dụng các loại máy móc và những thiết bị hỗ trợ để có thể xây dựng, thực hiện đóng các cọc bê tông đã được đúc sẵn vào dưới vị trí nền đất sâu đã được đánh dấu từ trước đó.
Từ đó làm gia tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho nền móng gấp rất nhiều lần so với những công trình bình thường, bởi nền móng vốn được xem là một bộ phận chịu tải rất quan trọng của cả công trình.
3 phương pháp ép cọc bê tông
Ép tải
Là một trong những phương pháp ép cọc bê tông được nhiều người sử dụng với những ưu điểm sau
Ưu điểm:
- Phương pháp ép tải với ưu điểm rằng máy chạy rất êm, không tạo ra các tiếng ồn cũng như không gây ra các chấn động làm ảnh hưởng đến những công trình xung quanh.
- Loại giàn tải sắt này chúng không cần phải quay neo như những giàn neo khác
- Sử dụng được cho cả những công trình sở hữu tải trọng lớn hơn.
Nhược điểm:
- Chi phí cho phương pháp ép tải cao hơn so với các phương pháp khác
- Phương pháp này phù hợp để thi công ở những mặt bằng lớn
Ép neo
Ép neo là một trong những phương pháp thường được áp dụng cho các công trình vừa và lớn hoặc những công trình không có mặt bằng để thi công.
Ưu điểm:
- Lực ép với tải trọng lên đến 40 tới 45 tấm
- Quy trình ép neo không tạo tiếng ồn
- Chi phí bỏ ra thấp hơn so với những phương pháp khác
- Đáp ứng được những tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật cũng như độ chính xác cao
Nhược điểm:
- Khả năng chịu được lực thấp hơn so với phương pháp khác
- Chỉ có thể phù hợp với những dự án nhỏ
Ép cọc với robot
Phương pháp ép cọc bằng cách sử dụng máy ép robot thường sẽ chỉ sử dụng với những công trình lớn, đòi hỏi phải có một mặt bằng thi công được rộng rãi.
Ưu điểm:
- Ép cọc bằng robot có độ chính xác rất cao
- Thời gian thi công của phương pháp này nhanh hơn rất nhiều
- Khả năng chịu được lực cũng như tải trọng lớn nhất
Nhược điểm:
- Chi phí của phương pháp ép cọc bằng robot rất lớn
Quy trình ép cọc bê tông
Các bước ép cọc bê tông ly tâm đơn giản:
- Bước 1: Sau khi đã ép thử cọc bê tông và được đảm bảo thì tiến hành ép cọc
- Bước 2: Đưa cọc vào bệ ép đảm bảo theo phương thẳng đứng và được ép từ từ xuống
- Bước 3: Kiểm tra máy ép cọc theo chu kỳ xi lanh
- Bước 4: Nếu chưa đạt yêu cầu thì bắt đầu chồng cây cọc thứ 2 vào cây cọc thứ nhất, sau đó tiến hành hàn cọc để 2 cọc kín vào mặt nhau sau đó tiếp tục ép cho đến khi đạt yêu cầu
- Bước 5: Ép lần lượt cho đến khi tim cọc cuối cùng được hoàn tất
CÓ THỂ BẠN CẦN:
Bật Mí Cho Bạn 3 Bước Kiểm Tra Độ Sụt Bê Tông Đơn Giản!
Con Kê Bê Tông Là Gì? Báo Giá Con Kê Bê Tông Mới Nhất
Bê Tông Cốt Tre Có Tốt Không? Có Nên Dùng Thay Thế Các Loại Bê Tông Khác?
Báo giá ép cọc bê tông năm 2023
Dưới đây là báo giá ép cọc bê tông móng nhà rẻ và chỉ mang tính chất tham khảo. Bởi vì giá cả sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của thị trường.
Giá ép cọc bê tông NEO
Tiết diện | Mác bê tông | Đơn giá cọc (VNĐ/m) | Đơn giá ép (VNĐ/m) | Đơn giá trọn gói (VNĐ/m) |
200×200 | 200 | 135.000 | 30.000 | 165.000 |
200×200 | 200 | 105.000 | 30.000 | 135.000 |
200×200 | 250 | 135.000 | 30.000 | 165.000 |
200×200 | 250 | 105.000 | 30.000 | 135.000 |
250×250 | 200 | 190.000 | 45.000 | 235.000 |
250×250 | 200 | 150.000 | 45.000 | 195.000 |
250×250 | 200 | 185.000 | 49.000 | 234.000 |
250×250 | 200 | 155.000 | 49.000 | 204.000 |
250×250 | 250 | 170.000 | 49.000 | 219.000 |
250×250 | 250 | 155.000 | 49.000 | 204.000 |
250×250 | 250 | 190.000 | 49.000 | 239.000 |
250×250 | 250 | 170.000 | 49.000 | 219.000 |
300×300 | 300 | 280.000 | 70.000 | 350.000 |
300×300 | 300 | 260.000 | 70.000 | 330.000 |
300×300 | 300 | 300.000 | 70.000 | 370.000 |
Giá ép cọc ly tâm tròn
Cọc ly tâm đúc sẵn PC | Mác cọc ly tâm, PC, PHC | Chiều dài cọc (m) | Báo giá (VNĐ/md) |
PHC – D300 | #600-800 | 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 | 200.000 – 210.000 |
PHC – D350 | #600-800 | 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 | 260.000 – 270.000 |
PHC – D400 | #600-800 | 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 | 330.000 – 350.000 |
PHC – D500 | #600-800 | 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 | 430.000 – 460.000 |
PHC – D600 | #600-800 | 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 | 540.000 – 560.000 |
Giá VLXD hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến các bạn và có thể giúp được các bạn trong quá trình thi công. Cần lưu ý đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.