Sơn epoxy là gì? Phân loại và ứng dụng của sơn epoxy

thi công Sơn epoxy

Sơn epoxy ngày nay đã trở nên vô cùng phổ biến, được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Vậy sơn epoxy là gì? Đặc điểm của từng loại sơn epoxy ra sao? Hãy cùng Giá VLXD tìm hiểu.

Sơn epoxy là gì?

Epoxy là vật liệu với các đặc tính kết dính tuyệt vời, khả năng chống chịu nhiệt, chịu các tác động hóa học, cơ điện cực tốt. Với các đặc tính tối ưu đó, epoxy trở nên phổ biến trong ngành sơn phủ, sơn bảo vệ.

EPOXY LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM, ỨNG DỤNG CỦA EPOXY

Sơn Epoxy gồm 2 nhóm thành phần (1), (2) được pha theo tỉ lệ 4:1, trong đó:

Phần (1) chủ yếu là epoxy trộn với các hạt tạo màu siêu mịn, chất hoạt động bề mặt, dung môi, phụ gia. Mục đích để epoxy có màu và sơn được. 

Phần (2) là chất đóng rắn, khi trộn với phần (1) tạo thành một liên kết thực sự bền chặt.

thi công Sơn epoxy

Phân loại sơn Epoxy

Về lý thuyết thì có rất nhiều loại sơn epoxy, tùy theo tính chất cơ lý mà người ta yêu cầu sơn epoxy được pha chế và sản xuất để tạo nên những đặc tính nổi bật đó.

Thực tế, trên thị trường hiện nay, phổ biến nhất là 3 loại sơn epoxy:

  • Sơn epoxy không dung môi
  • Sơn epoxy gốc dung môi
  • Sơn epoxy gốc nước

thi công Sơn epoxy

Ứng dụng sơn epoxy

Sơn epoxy có đặc tính khô nhanh, ít bay hơi. Khi sơn epoxy được thi công và đóng rắn, nó sẽ tạo ra một lớp sơn bảo vệ bền bỉ với độ cứng tuyệt vời. Nhờ được bổ sung thêm các chất phụ gia nên sơn epoxy có độ bóng cao, dễ dàng vệ sinh bằng nước và các dụng cụ thông thưsơn epoxy ờng.

Sơn epoxy hiện nay được sử dụng phổ biến, ứng dụng làm sàn trong các công trình dân dụng như: nhà máy sản xuất, nhà để xe, tầng hầm để xe, bệnh viện, showroom,…

Sàn cho thấy khả năng chống ma sát, lau chùi cực tốt, không bám bụi, có thể chống lại axit nhẹ, chống thấm và chịu được áp lực rất tốt từ các vật nặng.

sàn epoxy

Sử dụng sơn epoxy cho sàn bê tông

Với độ bám dính tốt, sơn sàn epoxy thường được sử dụng trên nền bê tông, trong các hầm để xe, ga ra, trung tâm thương mại,… 

Lớp sơn bóng sẽ giúp cho sàn bê tông mịn hơn, chống nấm mốc và tránh tình trạng trơn trượt.

Sử dụng sơn epoxy chống rỉ

Dòng sơn này cũng có thể được sử dụng với các sản phẩm sắt thép trong nhà xưởng hoặc các khu vực có điều kiện đặc biệt. 

Dòng sơn này sẽ giúp kim loại bền hơn, chống ăn mòn và rỉ sét trong các điều kiện khắc nghiệt đặc biệt.

Sử dụng sơn Epoxy chống thấm

Đây là dòng sơn thường được sử dụng để sơn tường hoặc cho các công trình ngoài trời, khu vực có độ ẩm cao. 

Sơn chống thấm sẽ giúp tường luôn đẹp, ấn tượng và bền màu theo thời gian.

Sơn epoxy chống thấm

Đặc điểm của các loại sơn epoxy

Sơn epoxy gốc dung môi

Sơn epoxy gốc dung môi hay còn gọi là sơn epoxy gốc dầu, là sản phẩm xuất hiện rất sớm ở thị trường Việt Nam.

Ưu điểm của sơn epoxy gốc dầu

  • bề mặt cứng
  • chống va đập
  • chống ăn mòn axit nhẹ

Nhược điểm của sơn epoxy gốc dầu:

  • không thể thi công trong môi trường có bề mặt ẩm ướt hoặc độ ẩm không khí cao.
  • dung môi dễ bay hơi nên quá trình thi công có thể gây độc hại
  • nhiệt độ và độ ẩm Việt Nam thay đổi liên tục, hệ số giãn nở sơn epoxy gốc dầu không phù hợp dẫn đến nứt, vỡ bề mặt màng sơn

Sơn epoxy gốc nước

Sơn epoxy gốc nước được phát triển, ra đời sau sơn gốc dầu. Nhờ sự cải tiến khoa học kỹ thuật hiện đại, sơn epoxy gốc nước đạt được các tính năng về độ cứng, chống va đập, ăn mòn axit nhẹ,… như sơn gốc dầu nhưng lại khắc phục và cải thiện được các nhược điểm của sơn epoxy gốc dầu.

Sơn epoxy gốc nước sử dụng dung môi là nước, không độc hại, thân thiện với môi trường. Đây là ưu điểm cho phép sơn epoxy gốc nước thay thế dần sơn gốc dầu. Sơn epoxy gốc nước trở thành vật liệu phủ sàn chính ở những khu vực có yêu cầu vệ sinh cao như nhà máy, bệnh viện, bể bơi,…

thi công Sơn epoxy

Sơn epoxy không dung môi

Dạng sơn epoxy này không chứa dung môi dễ bay hơi, hoạt động theo nguyên lý tự cân bằng nên dễ dàng che phủ các khuyết điểm trên sàn.

Khi sơn, sơn epoxy tự san phẳng có độ dày lớn, trung bình khoảng 3 mm. Còn epoxy dung môi nước và dầu có độ dày trung bình 0,1 mm. Sơn epoxy tự san phẳng có những tính năng tương đối vượt trội so với 2 dòng còn lại, dòng sơn epoxy không dung môi ngoài các tính năng như chống ăn mòn axit, kháng khuẩn, chống thấm, hút dầu,…

Sơn epoxy chống thấm

Đây là chất tạo màng liên tục, gồm 2 loại sơn là sơn lót epoxysơn phủ epoxy chống thấm. Đây là loại sơn nói chung được biết đến với độ bền cao, độ bám dính tốt và tính thẩm mỹ vượt trội.

Sơn epoxy chống thấm được sử dụng cho cống rãnh, hồ nước sinh hoạt, mái các công trình, nhà xưởng,… vì khả năng chống thấm cao. Đồng thời loại sơn này còn có tính đàn hồi giãn nở theo nhiệt độ. Vì vậy nó không bị biến màu dưới tác động của ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao.

Sơn epoxy

Sơn epoxy chống tĩnh điện

Đây là loại sơn có khả năng chống tĩnh điện cao, tạo sự an toàn và phòng chống cháy nổ do chập điện nên loại sơn này thường được sử dụng phổ biến cho các không gian nhà xưởng chuyên sản xuất các thiết bị, linh kiện điện tử, máy móc, có dây và lưới điện,…

TOP SƠN TĨNH ĐIỆN TỐT NHẤT HIỆN NAY

thi công Sơn epoxy

Sơn epoxy chống hóa chất

Lớp phủ epoxy này hoạt động như một loại sơn epoxy sửa chữa bề mặt hiệu quả. Với khả năng kháng hóa chất tốt, tính vệ sinh cao, dễ lau chùi nên thường được lựa chọn sử dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống.

Bể chứa hóa chất, khu vực hóa chất, bể xử lý nước thải hay cơ sở sản xuất hóa chất các loại,… là những nơi nên sử dụng sơn chống hóa chất.

XEM THÊM CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC:

Sơn PU là gì? Ứng dụng của nó

Top 10 hãng sơn chống cháy phổ biến

Sika Latex TH: báo giá mới nhất 2021, quy trình thi công

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart