Bảng Tra Trọng Lượng Riêng Của Thép – 3 Cách Phân Biệt Thép Đủ Thép Thiếu

Thực tế, không ít thầu thợ đã bị nhầm lẫn trọng lượng riêng của thép và tính sai số thép cần dùng, dẫn đến nhiều hệ lụy như tốn kém chi phí, chất lượng công trình không đảm bảo…

Việc nắm rõ trọng lượng riêng của thép, khối lượng riêng của thép và cách tra bảng trọng lượng thép (bảng tra thép) sẽ giúp bạn nhanh chóng nhẩm được xem thép đủ hay thép thiếu. Vậy hãy cùng Giá VLXD đi sâu vào bài viết này nhé!

Khối lượng riêng của thép là gì?

Khối lượng riêng của thép là gì?
Khối lượng riêng của thép là gì?

Khối lượng riêng thép được định nghĩa là khối lượng tính trên 1 đơn vị thể tích của thép.

Theo đó, khối lượng riêng của thép tiêu chuẩn là 7.850 kG/m3 hay 7,85 tấn/m3 – tức 1m3 thép sẽ có khối lượng 7,85 tấn.

Lưu ý: Khối lượng riêng của thép sẽ không giống với khối lượng riêng của sắt.

  • Khối lượng riêng thép = 7.850 kG/m3.
  • Khối lượng riêng sắt = 7.800 kG/m3.

Chênh lệch giữa khối lượng riêng thép và khối lượng riêng sắt là do thép có thành phần chủ yếu là sắt, cacbon cùng một số nguyên tố khác.

Khối lượng riêng thép và trọng lượng riêng của thép có giống nhau hay không?

Khối lượng riêng thép và trọng lượng riêng của thép có giống nhau hay không?
Khối lượng riêng thép và trọng lượng riêng của thép có giống nhau hay không?

Khối lượng riêng của thép và trọng lượng riêng của thép là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng của thép được thể hiện qua công thức sau:

Trọng lượng riêng của thép = 9,81 x Khối lượng riêng của thép

Trong đó: 9,81 là gia tốc trọng trường rơi tự do của vật (ký hiệu là g) – lực hút của trái đất lên vật đó.

Theo quy ước trong xây dựng và vật liệu xây dựng, công thức tính trọng lượng riêng của thép như sau:

Trọng lượng riêng của thép (Kg) = 7.850 x Chiều dài L x Diện tích mặt cắt

Trong đó:

  • 7.850 là khối lượng riêng của thép (Kg/m3)
  • L là chiều dài của mỗi cây thép (m)
  • Diện tích mặt cắt tùy vào hình dáng và độ dày cây thép (m2)

Một số công thức tính trọng lượng riêng thép

Một số công thức tính trọng lượng riêng thép
Một số công thức tính trọng lượng riêng thép

Trọng lượng riêng của thép tấm (kg) = Độ dày (mm) x Chiều rộng (mm) x Chiều dài (mm) x 7.85 (g/cm3).

Trọng lượng riêng của thép ống (kg) = {0.003141 x Độ dày (mm) x Đường kính ngoài (mm) – Độ dày (mm)} x Chiều dài (mm) x 7.85 (g/cm3).

Trọng lượng riêng của thép hộp vuông (kg) = [4 x Độ dày (mm) x Cạnh (mm) – 4 x Độ dày (mm) x Độ dày (mm)] x 7.85(g/cm3) x 0.001 x Chiều dài(m).

Trọng lượng thép hộp chữ nhật (kg) = [2 x Độ dày (mm) x {Cạnh 1 (mm) +Cạnh 2 (mm)} – 4 x Độ dày (mm) x Độ dày (mm)] x Chiều dài(m) x 7.85 (g/cm3) x 0.001.

Trọng lượng thanh la (kg) = Chiều rộng (mm) x Độ dày (mm) x Chiều dài(m) x 7.85 (g/cm3) x 0.001.

Trọng lượng thép đặc vuông (kg) = 0.0007854 x Đường kính ngoài (mm) x Đường kính ngoài (mm) x Chiều dài (m) x 7.85 (g/cm3).

Bảng tra thép: Bảng trọng lượng thép các loại chính xác nhất

Bảng tra trọng lượng thép tròn

Bảng tra thép - Bảng tra trọng lượng thép tròn
Bảng tra thép – Bảng tra trọng lượng thép tròn

Bảng tra trọng lượng thép hộp

Bảng tra trọng lượng thép hộp cỡ lớn
Bảng tra trọng lượng thép hộp cỡ lớn
Bảng tra trọng lượng thép hộp cỡ nhỏ
Bảng tra trọng lượng thép hộp cỡ nhỏ

Bảng tra trọng lượng thép hình I, H

Bảng tra thép - Bảng tra trọng lượng thép I
Bảng tra thép – Bảng tra trọng lượng thép I
Bảng tra thép - Bảng tra trọng lượng thép H
Bảng tra thép – Bảng tra trọng lượng thép H

Các loại thép và đường kính thép xây dựng thường dùng

Thép cuộn xây dựng

Đây là loại thép dạng dây, cuộn tròn, bề mặt trơn nhẵn hoặc có gân với đường kính phổ biến là: Ø6, Ø8, Ø10, Ø12, Ø14. Trọng lượng thường rơi vào khoảng 200 – 459kg/cuộn. Trong trường hợp đặc biệt, nhà sản xuất có thể cung cấp cuộn thép trọng lượng 1.300kg/cuộn.

Thép cuộn xây dựng
Thép cuộn xây dựng

Thép cuộn cần đảm bảo yêu cầu về giới hạn chảy, độ dãn dài, độ bền tức thời. Chúng được xác định bằng phương pháp thử kéo, thử uốn ở dạng nguội. Thép cuộn thường được dùng để gia công kéo dây, xây dựng nhà ở, cầu đường, hầm xe…

Thép ống xây dựng

Các loại thép ống thường được dùng trong xây dựng có thể kể đến như thép ống tròn, thép ống vuông và thép ống chữ nhật và ít phổ biến hơn là thép ống hình oval.

Thép ống xây dựng
Thép ống xây dựng

Trong đó, thép ống dùng trong công nghiệp khá đa dạng, gồm thép ống hàn thẳng, thép ống hàn xoắn, thép ống hàn cao tầng, thép ống mạ kẽm, thép ống đúc carbon… Các ống thép này rỗng bên trong, thành mỏng, trọng lượng nhẹ, độ cứng và độ bền cao, có thể sơn, xi, mạ để tăng độ bền.

Thép ống phổ biến trong các công trình như nhà thép tiền chế, giàn giáo, giàn giáo chịu lực, cọc siêu âm làm kết cấu nền móng, trụ viễn thông, đèn chiếu sáng đô thị hoặc trong các nhà máy cơ khí.

Thép thanh xây dựng

Thép thanh xây dựng
Thép thanh xây dựng

Thép thanh, còn được gọi là thép cây, phổ biến trong các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng đòi hỏi về độ dẻo dai, chịu uốn và cần độ dãn dài cao. Loại thép xây dựng này gồm có 2 loại là thép thanh tròn trơn và thép thanh vằn.

  • Thép thanh tròn trơn có bề mặt nhẵn trơn, chiều dài thông thường là 12m/cây với các đường kính phổ biến như: Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25.
  • Thép thanh vằn, hay còn gọi thép cốt bê tông, bề mặt có gân với các đường kính thông dụng như Ø10, Ø12, Ø14, Ø16, Ø18, Ø20, Ø22, Ø25, Ø28, Ø32.

Thép hình

Thép hình
Thép hình

Dòng thép xây dựng này hiện đang được ứng dụng phổ biến tại Việt Nam với các hình dạng cơ bản như thép chữ U, I, V, L, H, C, Z.

Thép hình thường được dùng trong xây dựng nhà thép tiền chế, làm khung nhà xưởng, dầm cầu trục, bàn cân, thùng xe, chế tạo máy, cơ khí, đóng tàu,…

Cách phân biệt thép đủ thép thiếu

Cách phân biệt thép đủ thép thiếu
Cách phân biệt thép đủ thép thiếu

Trên thực tế, có thể nói thị trường bán lẻ thép hiện nay, không có thép đủ, chỉ có thép thiếu (thép âm). Đây là một cách kinh doanh không lành mạnh, nhưng đôi khi chúng ta vẫn phải chấp nhận nó.

Cốt thép thường thiếu từ 5 – 10% so với khối lượng tiêu chuẩn, nên nếu muốn có cốt thép đủ thì bạn phải đặt hàng từ nhà máy. Tuy nhiên, điều này đôi khi không khả thi, vì để đặt hàng tại nhà máy thì phải đặt khối lượng rất lớn.

Chẳng hạn, 1 cây thép D10, trọng lượng chuẩn phải là: 7,4 kg/cây (1 cây = 12m), nhưng thực tế nó chỉ đạt được khoảng 6,96 kg/cây.

Bảng dung sai trọng lượng thép
bảng tra thép – Bảng dung sai trọng lượng thép

XEM THÊM:

Cập Nhật Giá Sắt Thép Xây Dựng Các Loại HÔM NAY

Báo giá thép xây dựng Hòa Phát hôm nay chính xác nhất

3 cách kiểm tra thép đủ thép thiếu

3 cách kiểm tra thép đủ thép thiếu
3 cách kiểm tra thép đủ thép thiếu
  • Cách 1: Kiểm tra thép nhanh bằng dùng thước kẹp để kẹp đường kính thép, cách này thường không chính xác cho lắm.
  • Cách 2: Cân 1m cốt thép và so sánh với trọng lượng danh định ở bảng tra thép trên.
  • Cách 3: Cắt 1 đoạn từ 60 – 70cm theo yêu cầu của phòng thí nghiệm và mang đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Cách này thường là kiểm tra cả cường độ của cốt thép. Đây là cách cho kết quả tin cậy nhất và có cơ sở pháp lý.

Cách giải quyết khi gặp thép thiếu

Cách giải quyết khi gặp thép thiếu
Cách giải quyết khi gặp thép thiếu

Nếu trọng lượng thép thiếu nằm trong giới hạn, chúng ta vẫn có thể chấp nhận. Bởi thông thường cường độ cốt thép sẽ lớn hơn cường độ danh định khoảng 10%. Do đó, khả năng chịu lực của công trình không bị giảm đi so với dự kiến.

Nếu trọng lượng thép thiếu lớn hơn 10% thì hãy bổ sung thêm cốt thép để đảm bảo an toàn. Cách bổ sung ở đây là tăng số lượng thanh thép lên.

Ví dụ thép sàn là D10@150 thì tăng thành D10@120 hoặc D10@140, tùy từng trường hợp. Hoặc bạn có thể tăng đường kính thép, như dùng D18 thay cho D16 nếu D16 thiếu khối lượng vượt mức cho phép.

Lưu ý: Đối với các dự án có quy mô khá lớn, bạn có thể yêu cầu dùng thép đủ, cốt thép có thể đặt ở nhà máy hoặc đại lý lớn. Bạn có thể tự quyết định vấn đề này hoặc tham khảo ý kiến của Đơn vị tư vấn thiết kế hoặc Tư vấn giám sát để đưa ra quyết định nhé.

Vừa rồi là bảng tra thép, cách tra trọng lượng riêng thép và cách giải quyết khi gặp thép thiếu, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình xây dựng để công trình của bạn thêm vững mạnh hơn nhé.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *