Sơn Việt Nam – Sơn Nội Hay Sơn Ngoại Đang Chiếm Thế Trong Cuộc Chiến Giành Thị Phần?

Từ báo cáo năm 2017, sơn ngoại đã chiếm 65% thị phần sơn Việt Nam – số liệu này cũng không có gì thay đổi trong 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên, lĩnh vực sơn xây dựng, các doanh nghiệp sơn nội địa đang dần vươn lên chiếm lĩnh thị phần.

Thị phần không nói lên tốc độ tăng trưởng

Ngành sơn và mực in Việt Nam đang có sự tăng trưởng tích cực từ 8 – 10% mỗi năm. Trong đó, ngành công nghiệp sơn và chất phủ được dự đoán tăng trưởng từ 383 triệu USD năm 2018 lên mức 459 triệu USD vào cuối năm 2022.

Sơn ngoại chiếm phần lớn thị phần sơn Việt Nam

Sơn ngoại chiếm phần lớn thị phần
Sơn ngoại chiếm phần lớn thị phần

Với 65% thị phần, sơn ngoại tại Việt Nam đang có sự góp mặt của nhiều nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Akzo Nobel, Sherwin-Williams, Nippon, PPG, Dupont,…

Tuy nhiên, do các sản phẩm sơn phục vụ cho nhiều ngành khác nhau như sơn phủ tôn mạ, đóng tàu, sân bay, gỗ,… mà người tiêu dùng ít biết đến.

Tiêu biểu như PPG được xem là hãng sơn lớn nhất thế giới về các sản phẩm phục vụ giao thông, góp mặt tại nhiều công trình như sân bay Đà Nẵng, sân bay Cần Thơ, Royal City… nhưng khách hàng tiêu dùng thông thường ít có thể nhận diện được PPG trên thị trường.

Không riêng gì PPG, ngay cả Akzo Nobel cũng rất ít người biết đến trong khi Dulux và Maxilitle là 2 dòng sơn tường của hãng này lại khá quen thuộc.

Sơn nội dù kém lợi thế nhưng vẫn giành vị trí nhất định

Sơn nội dù kém lợi thế nhưng vẫn giành vị trí nhất định
Sơn nội dù kém lợi thế nhưng vẫn giành vị trí nhất định

Về thị trường sơn nội, dù chỉ chia nhau 35% thị phần còn lại, gồm các nhà sản xuất trong nước và sơn “cỏ” nhưng các công ty sơn Việt Nam đang tăng trưởng khả quan.

Chẳng hạn như Kova đạt mức tăng trưởng 20% mỗi năm, và ngoài thị phần trong nước, Kova còn “mang chuông đi đánh xứ người” với sản phẩm sơn chống đạn đặc chủng.

Thị trường sơn trong nước cạnh tranh quyết liệt và không thể phủ nhận lợi thế của sơn ngoại nhưng vị trí của Kova trên thị trường cũng không đáng ngại và Kova đủ sức để cạnh tranh.

Ngoài Kova thì Đồng Tâm và Hòa Bình cũng là 2 công ty đang tập trung giành thị phần nội địa trên lĩnh vực sơn nước.

Nếu ngành thép và xi măng luôn phải “trầy trật” với chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận thì ngành sơn nước dường như có phần khỏe hơn. Doanh thu của các hãng đều tăng trưởng khả quan khi thị trường Việt Nam vẫn còn dư địa lớn với lượng tiêu thụ 3 lít/người/năm.

XEM THÊM:

Thị Trường Sơn Việt Nam – Làm Sơn 5 Đến 10 Năm Nữa Có Còn “Ngon”?

Phân Hóa Thị Trường Sơn Hiện Nay – Đâu Là Phân Khúc Sơn Dành Cho Bạn?

Cuộc chiến về giá và chiết khấu sơn Việt Nam

Hiểu được không thể cạnh tranh với các hãng sơn lớn về quảng cáo, quảng bá sản phẩm qua các kênh truyền thông hoặc chương trình cộng đồng với kinh phí lớn, các hãng sơn nhỏ hơn thường giành thị phần bằng mức giá cạnh tranh và chiết khấu cao.

Cùng một chất lượng nhưng giá ưu đãi hơn nhiều

Sơn chống thấm pha xi măng và sơn chống thấm màu BRIN PAINT
Sơn chống thấm pha xi măng và sơn chống thấm màu BRIN PAINT

Giảm giá là “đòn” cạnh tranh mà gần như hãng nào cũng áp dụng. Chẳng hạn như sơn BRIN PAINT vừa tung ra dòng sản phẩm sơn chống thấm pha xi măng sơn chống thấm màu có giá thấp hơn từ 15 – 30% nhưng chất lượng lại không hề thua kém các hãng sơn ngoại như Dulux, Jotun…

Hay sơn Nero với sản phẩm sơn trang trí chống thấm Nero Cement với giá thấp hơn 30 – 50% sơn ngoại nhưng chất lượng cũng tương đương.

BẤM XEM: BÁO GIÁ SƠN BRIN PAINT 2022

Chiết khấu hấp dẫn thu hút đại lý

Chiết khấu hấp dẫn thu hút đại lý
Chiết khấu hấp dẫn thu hút đại lý

Hiện nay, chiết khấu giảm giá sơn được xem là ở mức “khủng” nhất trong nhóm hàng vật liệu xây dựng. Đa phần, mức chiết khấu từ 15 – 35% được các hãng áp dụng cho đại lý, nhiều chủng loại sơn mới còn có mức chiết khấu lên đến 40 – 50% so với giá niêm yết.

Như sơn TOA triển khai chiến dịch hội nghị khách hàng kèm chiết khấu thương mại đến các nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ và đội thợ xây dựng, thành công lan tỏa đến 20 tỉnh thành cả nước.

Trong khi đó, thương hiệu sơn BRIN PAINT cung cấp mức chiết khấu hấp dẫn cho các đại lý cấp 1 – lên đến hơn 60% cho nhiều sản phẩm sơn, cùng với đó là chính sách hỗ trợ cực kì chu đáo từ công ty.

Do đó, với nhu cầu ngày càng tăng của người dùng và độ “hot” của thị trường sơn, cuộc chiến giành thị phần giữa sơn nội – sơn ngoại sẽ còn kéo dài và gay gắt hơn nữa.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart