Thị Trường Sơn Việt Nam – Làm Sơn 5 Đến 10 Năm Nữa Có Còn “Ngon”?

Thời điểm thị trường bất động sản vượt qua giai đoạn phục hồi, và bước sang đà tăng trưởng mạnh mẽ với hàng loạt công trình trên khắp cả nước, cũng là lúc ngành sơn có thêm lực đẩy để tăng trưởng mạnh mẽ.

Tập trung hơn 600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sơn, thị trường sơn Việt Nam có sự góp mặt của hầu hết các hãng sơn lớn trên thế giới. Khiến cho “cuộc chiến” giữa sơn nội và sơn ngoại luôn mạnh mẽ và “khắc nghiệt”.

Thị trường sơn nước phân hóa thành nhiều phân khúc

Về thị trường sơn nước cao cấp, đa số các thương hiệu đều có nhà máy và hệ thống phân phối, chiếm 35% toàn thị trường. Phân khúc trung cấp có các thương hiệu như Expo, TOA hay Maxilite… chiếm lĩnh 25% thị trường.

Cuối cùng là nhóm sơn thuộc phân khúc kinh tế với mức giá bình dân nhưng chất lượng đảm bảo – chiếm 15% thị trường với các thương hiệu như Kova, BRIN PAINT, Nero, Hòa Bình,…. Các hãng này đang khẳng định mình bằng những nỗ lực về mức giá cạnh tranh – thấp hơn từ 30 – 50%.

Thị trường sơn phân hóa thành nhiều phân khúc
Thị trường sơn phân hóa thành nhiều phân khúc

Cạnh tranh thị trường sơn nội và sơn ngoại

Việt Nam hiện có 600 doanh nghiệp ngành sơn, trong đó 70 doanh nghiệp là có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm qua, sơn ngoại dù có số lượng ít nhưng vẫn chiếm hơn 65% thị trường sơn Việt Nam, sơn nội chỉ chiếm 35% nhưng đang trên đà tăng trưởng khả quan.

Cạnh tranh thị trường sơn nội và sơn ngoại
Cạnh tranh thị trường sơn nội và sơn ngoại

Thị trường sơn ngoại

Các công ty sơn ngoại nổi tiếng như Jotun, AkzoNobel, Nippon Paint, 4 Oranges, PPG,… vốn đã phổ biến trên toàn cầu và có mặt lâu đời tại Việt Nam. Thị trường sơn ngoại có phần chuyên nghiệp hơn với đầy đủ chủng loại.

Có thể thấy, mỗi loại sơn ngoại đều có tính năng riêng biệt, ngoài làm sơn trang trí nội ngoại thất thì còn phục vụ cho nhiều mục đích như sơn phủ tôn mạ, sơn sân bay, đóng tàu, gỗ, vỏ đồ uống… Do đó, người tiêu dùng phổ thông thường sẽ ít biết hoặc không biết đến các hãng sơn này.

PPG vốn được đánh giá là hãng lớn nhất thế giới về dòng sản phẩm sơn giao thông. Dù vậy, PPG chỉ nổi tiếng với những doanh nghiệp lớn thường dùng đến sơn công nghiệp thay vì các khách hàng tiêu dùng thông thường.

Vì thế, người tiêu dùng khó có thể nhận diện được thương hiệu này trên thị trường. Trong khi đó, các thương hiệu sơn nước nội ngoại thất như sơn Duluxsơn Maxilite từ nhà AkzoNobel lại khá quen thuộc với người dùng.

Thị trường sơn nội

Tập trung các hãng sơn nội nổi tiếng như sơn Kova, sơn BRIN PAINT, sơn Hoa Việt, sơn Thế Hệ Mới, sơn Đại Bàng, sơn Nero, Alphanam,…

35% thị trường sơn nước hiện nay là nhà sản xuất trong nước và sơn “cỏ” chiếm lĩnh. Dù vậy, thị trường sơn nội vẫn có tốc độ tăng trưởng cực kì khả quan. Nhưng nếu đặt cạnh sơn ngoại, sơn nội dù chất lượng không thua kém nhưng vẫn khó cạnh tranh lại về quảng cáo và tên tuổi.

Do đó, để giành thị phần, các hãng sơn nội phải quảng bá sản phẩm thông qua kênh truyền thông hoặc chương trình cộng đồng với chi phí lớn, chủ yếu là qua kênh tiếp thị trực tiếp. Giảm giá cũng là cách hiệu quả để các hãng sơn nội cạnh tranh với nhau và với cả sơn ngoại.

Cách này không chỉ được các hãng lớn áp dụng mà nhiều chủng loại sơn mới cũng có mức chiết khấu cao từ 40 – 50% giá niêm yết. Một số doanh nghiệp trong nước còn mạnh dạn chỉnh phục thị trường nước ngoài với các sản phẩm như sơn đá Hòa Bình, sơn áo chống đạn Kova….

sơn BRIN PAINT cam kết bảo vệ ngôi nhà và công trình toàn diện từ 6 - 10 năm
Sơn BRIN PAINT cam kết bảo vệ ngôi nhà và công trình toàn diện từ 6 – 10 năm

Nổi bật trong phân khúc sơn mới – chất lượng cao không thể không nhắc đến thương hiệu sơn BRIN PAINT. Với hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001:2008, các sản phẩm sơn BRIN PAINT tuyệt đối không chứa chì, thủy ngân hay các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Với tính năng phong phú, dung tích sản phẩm đa dạng, sơn BRIN PAINT cam kết bảo vệ ngôi nhà và công trình toàn diện từ 6 – 10 năm. Đặc biệt, hiện tại sơn BRIN PAINT đang có chính sách giao hàng tận nơi dù chỉ là 1 thùng với mức giá ưu đãi hàng đầu thị trường dành cho các sản phẩm sơn chống thấm xi măng và sơn chống thấm màu.

Khi bạn nhận thấy vết ố nhỏ ở góc tường thì các mảng tường hay thậm chí là toàn bộ bề mặt tường đã bị thẩm thấu từ lâu, cấu trúc khung kim loại và bê tông bị giảm chất lượng đáng kể. Do đó, hãy tìm đến giải pháp chống thấm với BRIN PAINT ngay trước khi quá trễ!

Bấm VÀO ĐÂY để được tư vấn trực tiếp nhé!

Báo Giá Sơn BRIN PAINT Mới Nhất 2023

Dự đoán ngành sơn tương lai

Việc thị trường bất động sản dần sôi động trở lại đã kéo theo những nhu cầu cấp thiết về vật liệu xây dựng và sơn nước. Thị trường sơn nước theo đó mà có sự tăng trưởng vượt bậc, hấp dẫn nhiều doanh nghiệp khác nhau.

Đơn cử như thương hiệu Đồng Tâm chuyên sản xuất sản phẩm trang trí nội ngoại thất hay Alphanam tập đoàn chuyên kinh doanh bất động sản, xây lắp và sản xuất công nghiệp cũng chuyển nhánh sang sản xuất sơn.

Tuy nhiên, với sự gia nhập đông đảo này, các sản phẩm nhái hoặc kém chất lượng cũng len lỏi xuất hiện tràn lan khiến thị trường trở nên hỗn tạp hơn. Nhà nước cũng chưa có hình phạt cụ thể, mức phạt nặng nhất chỉ đến 20 triệu đồng nếu bị phát hiện, quá nhỏ so với lợi nhuận mang lại.

Với những tiềm năng và rào cản này, ngành sơn cần được đánh mạnh và khai thác triệt để nhưng cũng cần có cách tiếp cận đúng đắn để mang đến các sản phẩm sơn tốt nhất cho người dùng.

Dự đoán ngành sơn tương lai
Dự đoán ngành sơn tương lai

Phân tích môi trường ngành sơn

Môi trường kinh tế

Thị trường sơn nước và chất phủ nói chung, chiếm phần lớn vẫn là các sản phẩm từ doanh nghiệp trong nước. Mức tăng trưởng cũng cộng hưởng mạnh theo đà phục hồi của ngành bất động sản.

Chủ yếu là phân phối qua các kênh và công trình, việc xây dựng kênh phân phối sẽ tạo cơ hội phát triển lớn cho doanh nghiệp. Với số lượng đối thủ ngày càng nhiều, nguồn cung lớn, thì khi đó cuộc đua về giá và ưu đãi sẽ được nhiều doanh nghiệp triển khai, nhất là doanh nghiệp mới.

Chỉ riêng trong năm 2018, với 38.242 giấy phép xây dựng cấp phép, nhu cầu xây dựng đã tăng hơn 80%. Vật liệu và sơn trang trí, đặc biệt là các sản phẩm sơn tường ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ.

Tổng sản lượng sơn nước ta đạt gần 250 triệu lít/năm, trong đó riêng sơn trang trí đã chiếm 180 triệu lít, tương đương khoảng 65% và đạt giá trị khoảng 54% toàn ngành.

Sơn trang trí chiếm 180 triệu lít - tương đương khoảng 65%
Sơn trang trí chiếm 180 triệu lít – tương đương khoảng 65%

Môi trường văn hóa – xã hội

Hiện tại, người tiêu dùng thường sẽ tìm kiếm thương hiệu sơn qua quảng cáo trước khi đến cửa hàng hoặc được tư vấn bởi nhà thầu, thợ sơn để chọn loại sơn có mức giá và chất lượng tốt nhất cho ngôi nhà.

Đồng thời, do nhu cầu sống tăng cao nên yếu tố bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình là hết sức quan trọng. Do đó, ngoài quan tâm đến giá cả thì người tiêu dùng còn quan tâm nhiều về tính năng và công nghệ vượt trội của sản phẩm sơn.

Điều này khiến các thương hiệu sơn phải liên tục nghiên cứu sáng tạo để cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng nhất, không chỉ đẹp về màu sắc mà còn phải thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tốt nhất.

Môi trường văn hóa - xã hội
Môi trường văn hóa – xã hội

Điểm hạn chế của thị trường sơn nước

Đối với thị trường đang phát triển mạnh và có tiềm năng lớn như sơn nước, thì việc xuất hiện hàng giả, hàng nhái là không thể tránh khỏi. Sơn giả được sản xuất rất tinh vi, thường là phải qua 1 thời gian sử dụng người dùng mới phát hiện được.

Nguyên nhân là bởi khách hàng thường không có kinh nghiệm phân biệt giữa sơn chính hãng và sơn giả, sơn kém chất lượng. Nên phải mất ít nhất từ 3 – 6 tháng sau khi sử dụng sản phẩm thì mới có thể phát hiện những dấu hiệu kém chất lượng của sơn giả.

Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm cũng ít nhiều phụ thuộc vào giá thành. Đa số các đại lý hiện nay chỉ tư vấn khách hàng chọn loại sơn có chiết khấu cao, lợi nhuận lớn, chứ không quan tâm nhiều đến chất lượng và uy tín của đơn vị sản xuất.

Điểm hạn chế của thị trường sơn
Điểm hạn chế của thị trường sơn

Trên thị trường hiện nay, mức giá sơn cao cấp rơi vào khoảng 60.000 – 75.000 đồng/lít, trung cấp là khoảng 20.000 đồng/lít, còn thấp cấp chỉ trong khoảng 9.000 đồng/lít.

Việc kiểm soát các mặt hàng sơn giả, sơn kém chất lượng tại Việt Nam hiện tương đối khó khăn. Mức xử phạt cũng chưa đủ sức răn đe so với lợi nhuận lớn mà việc kinh doanh này mang lại. Hơn nữa, các cơ quan chức năng vẫn còn khá lơ là trong việc kiểm soát thị trường sơn nước.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart