Contactor là gì? 4 loại contactor cơ bản

contactor là gì

Contactor là gì? Với những người làm việc với hệ thống điện thì không thể không biết về khái niệm này. Nhưng vẫn có những người chưa biết rõ về bộ phận này. Có bao nhiêu loại contactor hiện đang được sử dụng hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết với Hợp lực MEP nhé. 

Khái niệm contactor là gì?

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu contactor là gì? Đây là một laoij thiết bị dùng để đóng nguồn điện của một thiết bị nào đó kết nối với nó. Đây chính là một loại rơ le đặc biệt nhưng cũng có sự khác biệt cơ bản với loại rơ le thường. 

Thiết bị này chủ yếu được dùng ở những thiết bị cần dòng điện cao hơn trong khi rơ le thường thì dùng trong thiết bị chạy dòng điện thấp hơn. Hiện nay, có nhiều loại contactor khác nhau. Mỗi loại lại có ứng dụng, tính năng và khả năng riêng biệt. 

Bên cạnh đó, các contactor cũng có nhiều kích cỡ khác nhau. Có loại kích thước nằm gọn trong lòng bàn tay, có loại thì dài hàng mét ở mỗi chiều. Loại có kích thước nhỏ gọn thì có thể lắp đặt trong không gian nhỏ hẹp.

Contactor được dùng rộng rãi để điều khiển đóng, cát trong mạch điện áp. Nó cũng được ứng dụng nhiều ở trong các nhà máy công nghiệp. 

Contactor là gì?
Contactor là gì?

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của contactor

Sau khi hiểu về khái niệm contactor là gì, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động. 

Cấu tạo

Trong contactor gồm có các thành phần như sau:

  • Khớp đẩy: có tác dụng chuyển đổi sức điện thành sức cầu
  • Coils: tạo trở kháng điện từ để kích hoạt khớp đẩy
  • Khớp vận hành: tác dụng kết nối giữa khớp đẩy và cửa cầu
  • Cửa cầu: giúp đóng, mở tần số dòng điện
  • Chân dẫn: giúp kết nối contactor với những thiết bị điện khác

Nguyên lý hoạt động 

Đây là loại thiết bị điện tử được dùng để bật, tắt một dòng điện cực lớn bằng việc kết nối hoặc tách các dây điện. Contactor hoạt động theo nguyên lý cơ bản của lực đẩy của mức điện áp thấp đến 1 cầu chì. Việc này dẫn đến kết nối hoặc tách dây điện cực lớn.

Khi điện áp thấp được kết nối thì lực đầy của cầu chì kéo với nó 1 hoặc nhiều mặt chì để kết nối hoặc tách dây điện. 

Contactor có cấu tạo và hoạt động ra sao?
Contactor có cấu tạo và hoạt động ra sao?

Những thông số cơ bản của contactor

Tiếp theo, các thông số cơ bản của contactor cũng rất quan trọng trong khái niệm contactor là gì. Đó là:

Điện áp định mức: đây là mức điện áp mà tiếp điểm chính phải đóng ngắt tương ứng. Điều này giúp đảm bảo mạch từ có khả năng hút lại. Những giá trị điện áp định mức được ghi trên nhãn sản phẩm gồm các cấp điện áp như: 110V, 220V, 400V cho dòng điện một chiều và 127V, 220V, 380V cho dòng điện xoay chiều.

Khả năng đóng, cắt: khả năng cắt của contactor ở trong mạch điện xoay chiều sẽ đạt được bội số lên đến 10 lần dòng điện định mức với mức tải điện cảm. Còn khả năng đóng của contactor được dùng để khởi động động cơ điện.

Tuổi thọ: điều này phụ thuộc vào số lần đóng mở, sau những lần đóng mở nhất định thì contactor sẽ bị hỏng, không hoạt động được.

Tần số thao tác: đó là chỉ về số lần đóng, cắt, khởi động contactor trong 1 giờ.

Thông số cơ bản trên contactor
Thông số cơ bản trên contactor

Phân loại các contactor cơ bản

Tiếp theo, trong khái niệm contactor là gì, bạn cần biết các loại contactor cơ bản được sử dụng. Đó là:

Phân loại theo nguyên lý truyền động 

Khi phân loại theo nguyên lý truyền động thì contactor được chia thành những loại như sau: điện từ, thủy lực, hơi ép… Trên thực tế thì contactor điện từ sẽ được dùng phổ biến nhất. 

Phân loại theo dòng điện 

Khi phân loại theo dòng điện thì sẽ gồm có contactor điện xoay chiều và contactor điện một chiều. 

Phân loại theo kết cấu 

Khi phân loại theo kết cấu thì mọi người thường phân ra loại contactor dùng ở nơi hạn chế chiều cao và nơi hạn chế chiều rộng. 

Phân loại tiếp điểm 

Khi phân loại theo tiếp điểm thì contactor được chia thành 2 loại sau:

  • Theo khả năng tải dòng: loại contactor tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ
  • Theo trạng thái hoạt động: được chia thành tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường mở.
Có nhiều loại contactor
Có nhiều loại contactor

Ứng dụng trong đời sống của contactor

Khi đã hiểu contactor là gì, bạn cũng cần biết về những ứng dụng trong đời sống của loại thiết bị này. Đây là thiết bị điều khiển để đóng ngắt nguồn cấp cho thiết bị nên được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống điện.

Trong ngành công nghiệp thì contactor được dùng để điều khiển, vận hành động cơ, thiết bị đảm bảo sự an toàn khi vận hành. Đó là giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Nó không chỉ xử lý những quá trình phức tạp nhưng nó lại có sự đơn giản, độ ổn định cao, sửa chữa dễ dàng. 

Hiện nay, ngành tự động hóa cũng đòi hỏi cần phải xử lý các công việc có tính chất phức tạp, khó khăn. Cho nên cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý. Vì vậy mà phương pháp cơ điện tử ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Và contactor vẫn là thiết bị được ứng dụng nhiều trong công nghiệp và cả dân dụng:

  • Contactor điều khiển động cơ: giúp cấp nguồn cho động cơ khởi động trực tiếp, kết hợp với Rơ le nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ.
  • Contactor khởi động sao – tam giác: giúp thay đổi chế độ hoạt động của động cơ từ hình sao khi khởi động sang tam giác khi động cơ đã vận hành ổn định để giảm dòng khởi động.
  • Contactor điều khiển tụ bù: giúp đóng ngắt các tụ bù vào lưới điện để bù công suất phản kháng. Contactor được điều khiển bằng bộ điều khiển tụ bù đảm bảo đóng cắt các cấp tụ phù hợp với tải.

Trên đây là thông tin về contactor là gì mà Hợp lực MEP chia sẻ cùng bạn đọc, hy vọng sẽ là những kiến thức hữu ích.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *