Hệ thống M&E là gì? 4 hạng mục cơ bản trong hệ thống M&E

hệ thống M&E

Hệ thống M&E là gì? Hệ thống này rất quan trọng đối với mỗi công trình và được đặt lên hàng đầu, chiếm phần lớn tổng khối lượng công trình. Nhưng khái niệm này cụ thể là gì? Nó gồm có các hạng mục cơ bản nào? Hợp lực MEP sẽ chia sẻ những thông tin cơ bản và đầy đủ về hệ thống M&E.

Khái niệm hệ thống M&E là gì?

Hệ thống M&E (tên tiếng Anh là Mechanical and Electrical) được hiểu là các hệ thống cơ khí và điện tích hợp trong những công trình xây dựng. Hệ thống này gồm có đủ những thiết bị, cơ sở hạ tầng cần có để công trình hoạt động hiệu quả.

Tuy nhiên, thuật ngữ M&E hiện nay cũng không còn phù hợp bởi nó không diễn tả được đầy đủ về hệ thống cấp thoát nước và hệ thống phòng cháy chữa cháy. Thay vào đó là dùng thuật ngữ hệ thống MEP (tên tiếng anh là Mechanical Electrical Plumbing).

Những người mới làm nhà lần đầu thì mọi người thường ít chú trọng đến hạng mục này. Thường thì sau khi sử dụng công trình thì mọi người mới nhìn ra được những bất tiện khi thi công sai. Không phải là vẻ bên ngoài bị xấu mà hệ thống M&E cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống thường ngày.

Khái niệm về hệ thống ME
Khái niệm về hệ thống ME

Hệ thống cơ điện này sẽ được chia ra làm 4 hạng mục chính là:

  • Hệ thống thông gió, điều hòa không khí
  • Các thiết bị vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước
  • Hệ thống điện
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy, báo cháy

Trong các hạng mục kể trên thì hệ thống điện sẽ chiếm đến từ 40-60% khối lượng M&E. Và cũng tùy theo từng dự án mà còn có thể lên đến 70-80%.

Những hạng mục cơ bản trong hệ thống cơ điện M&E

Bên cạnh khái niệm hệ thống M&E là gì, bạn cũng cần phải hiểu rõ về những hạng mục cơ bản của ME.

Hệ thống điện

Hệ thống này gồm có 2 thành phần chính là hệ thống điện nhẹ và hệ thống điện nặng.

  • Hệ thống điện nặng giúp cung cấp, phân phối điện năng cho những thiết bị, hệ thống hoạt động với công suất lớn trong công trình.
  • Hệ thống điện nhẹ sẽ gồm có các hệ thống mạng internet, CCTV, điện thoại, âm thanh công cộng…
Hệ thống điện cơ bản
Hệ thống điện cơ bản

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống PCCC có nhiệm vụ giúp đảm bảo an toàn cho cả người và tài sản trong những công trình xây dựng khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Gồm có các thiết bị: chữa cháy tự động, thiết bị báo cháy, thiết bị hỗ trợ, hệ thống thoát hiểm.

Thiết bị báo cháy gồm có khói, cảm biến nhiệt được lắp đặt ở những khu vực dễ xảy ra cháy nổ. Nếu có sự cố xảy ra thì chúng sẽ có báo động để cảnh báo, kích hoạt hệ thống chữa cháy tự động nhằm dập tắt đám cháy.

Hoặc có thêm các thiết bị hỗ trợ khác như  máy bơm chữa cháy, quạt hút, hệ thống tăng áp hút khói… Mục đích của chúng là làm giảm tối đa tầm ảnh hưởng của đám cháy.

Hệ thống HVAC

Đây là hệ thống các thiết bị điều hòa không khí, hệ thống thông gió và hệ thống sưởi ấm. Nó giúp kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ và chất lượng không khí ở trong những khu vực lắp đặt. Điều này giúp cho môi trường sống và làm việc được thoải mái, an toàn.

Bên cạnh đó, những giải pháp này cũng góp phần bảo vệ môi trường bằng cách giảm thiểu lượng khí thải và tiêu thụ năng lượng​.

Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống này sẽ gồm đường bơm nước, ống, thiết bị vệ sinh, xử lý nước thải để đảm bảo cung cấp nước sạch, xử lý nước thải một cách hiệu quả. Hệ thống thoát nước cũng gồm các đường ống, bể chứa nhằm thu gom, xử lý nước thải. Mục đích là để không gây ô nhiễm môi trường.

Hệ thống đường ống
Hệ thống đường ống

Những tiêu chuẩn thiết kế và thi công hệ thống M&E

Ngoài hiểu rõ về hệ thống M&E là gì, việc lắp đặt M&E cũng cần phải đặc biệt chú ý. Nhà thầu phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt những tiêu chuẩn để đảm bảo công trình hoạt động an toàn, hiệu quả. Cụ thể:

Các tiêu chuẩn thiết kế

Khi thiết kế ME, các nhà thầu nên chú ý đến một số tiêu chuẩn sau:

Tiêu chuẩn an toàn

  • Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, thi công, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa…
  • Thực hiện đúng quy định yêu cầu kỹ thuật về thiết kế điều hòa không khí, hệ thống thông gió, sưởi ấm cho công trình
  • Đảm bảo quy định về yêu cầu kỹ thuật trong việc bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ cho hệ thống điện
  • Đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy cho công trình

Tiêu chuẩn hiệu quả dùng năng lượng

  • Đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả dùng năng lượng với thiết kế, thi công, vận hành, quản lý những công trình xây dựng.
  • Thực hiện đầy đủ yêu cầu trong tiết kiệm năng lượng của công trình từ hệ thống điều hòa không khí, thông gió.
  • Làm theo đúng quy định về những yêu cầu tiết kiệm năng lượng khi thiết kế hệ thống điện trong công trình.

Tiêu chuẩn môi trường

  • Đảm bảo quy định về chất lượng nước thải sinh hoạt được phép thải ra môi trường
  • Đảm bảo quy định về chất lượng nước thải công nghiệp được phép thải ra môi trường
Đảm bảo an toàn trong thiết kế, thi công
Đảm bảo an toàn trong thiết kế, thi công

Các tiêu chuẩn thi công

Trong khi thi công hệ thống ME thì nhà thầu cơ điện cần phải tuân thủ theo đúng những quy định, tiêu chuẩn như sau:

  • Quy định về kỹ thuật an toàn trong xây dựng
  • Đảm bảo các yêu cầu chung trong an toàn điện trong xây dựng
  • Việc tổ chức thi công phải do Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành
  • Đảm bảo yêu cầu chống ồn cho các công trình
  • Có quy phạm thi công và nghiệm thu về hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà và công trình
  • Đảm bảo những yêu cầu chung về an toàn cho việc hàn điện
  • Quy phạm thi công, nghiệm thu và hoàn thiện mặt bằng xây dựng

Hy vọng những thông tin trên của Hợp lực MEP đã giúp bạn hiểu hệ thống M&E là gì cùng những thông tin cơ bản về hệ thống này.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *