Tình hình giá vật liệu xây dựng tháng 6 ghi nhận nhiều chuyển biến với giá thép giảm 8 lần liên tiếp từ giữa tháng 4 đến nay với mức giảm gần 3 triệu đồng/tấn.
Vì sao giá thép giảm liên tục?
Trong tuần cuối tháng 5, giá thép đã giảm hai lần liên tục. Hiện tại, giá sắt thép xây dựng trên thị trường đã giảm xuống dưới mức 15 triệu đồng/tấn. Dù giảm mạnh, sức tiêu thụ thép vẫn chưa ghi nhận chuyển biến đáng kể.
Ngày 30/5, nhiều thương hiệu tiếp tục điều chỉnh giá thép giảm từ 200.000 – 300.000 đồng/tấn, chủ yếu ở thép thanh D10 CB300. Giá thép xây dựng trong nước đang thấp hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Lý giải về nguyên nhân khiến giá thép giảm liên tục, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng các doanh nghiệp trong ngành phải giảm giá theo xu hướng giảm toàn cầu để kích cầu tiêu thụ.
Hiện tại, giá thép cây tại Sàn Giao dịch Thượng Hải đang thấp hơn 26% so với mức đỉnh năm 2023 ở tháng 3 và thấp hơn 28% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng thời, giá các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép cũng đang giảm, nguồn cung thép vẫn còn dồi dào và tình trạng tồn kho cao.
Trong nước, nhu cầu sử dụng thép trong các dự án xây dựng không cao, dẫn đến tình trạng giảm tiêu thụ thép.
Tháng 4/2022, lượng thép xây dựng bán ra giảm mạnh, đạt mức thấp nhì tính từ năm 2022 dù giá thép giảm liên tục.
Tổng cộng 4 tháng đầu 2023, sản xuất thép chỉ đạt 8,8 triệu tấn, giảm 22,4% và tiêu thụ thép đạt 8,1 triệu tấn, khoảng giảm 23,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhu cầu tại các thị trường xuất khẩu lớn của thép Việt Nam như EU, Mỹ cũng không tích cực do lãi suất duy trì cao. Cụ thể, xuất khẩu thép của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đã giảm 1,5% so với năm 2022.
Nhiều quan điểm cho rằng trong nửa cuối năm 2023, tình hình tiêu thụ thép không có nhiều thay đổi do tình trạng suy thoái của thị trường bất động sản và xây dựng hạ tầng chưa có biến chuyển tích cực.
XEM THÊM: Nhà Máy Xi Măng Gặp Khó Khi Giá Điện Tăng 3% – Giá Xi Măng Sắp Tới Ra Sao?
Việt Nam ở vị trí nào trên bản đồ thép thế giới?
Về lĩnh vực sản xuất thép, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 13 toàn cầu và là quốc gia hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á với sản lượng thép đạt 20 triệu tấn năm 2022, chiếm tỷ trọng khoảng 1,1%.
Hiện nay, sản phẩm thép Việt Nam được xuất khẩu đến hơn 30 quốc gia trong khu vực và toàn thế giới.
Theo đó, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng thép với 1.013 triệu tấn, chiếm tới 53,9%. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong 2 năm liên tiếp sản lượng thép Trung Quốc giảm.
Ấn Độ đứng ở vị trí thứ 2 với 124,8 triệu tấn, chiếm 6,6% tổng sản lượng. Nhật, Mỹ và Nga lần lượt chiếm vị trí 3, 4 và 5 với 89,2 triệu tấn (4,8%) – 80,5 triệu tấn (4,3%) – 71,5 triệu tấn (3,8%).
THAM KHẢO: THÁNG 5: Nhu Cầu Về Mặt Hàng Vật Liệu Xây Dựng Vẫn Là Bài Toán Khó
Mặc dù tiêu thụ thép vẫn giảm trong những tháng đầu năm 2023, nhưng thị trường đã bắt đầu có sự cải thiện nhỏ.
Sản lượng thép thô trong 4 tháng đầu năm đã giảm 39% so với cùng kỳ, chỉ còn 1,8 triệu tấn, và tiêu thụ giảm 34%, cũng đạt 1,8 triệu tấn.