Khan Hiếm Đá Xây Dựng – Cơ Hội Nào Cho Ngành Vật Liệu Xây Dựng Năm 2023?

Theo ước tính, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sẽ tăng khoảng 20 – 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, các lĩnh vực, ngành nghề liên quan như xây dựng, xây lắp, ngành vật liệu xây dựng (cát đá xây dựng, sắt thép, nhựa đường) sẽ có nhiều động lực tăng trưởng trong thời gian sắp tới.

Ngành vật liệu xây dựng “bắt nhịp” cùng hoạt động đầu tư công

Năm 2023 với bối cảnh các kênh huy động vốn tiếp tục khó khăn, đầu tư công được xem là động lực quan trọng hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong báo cáo vừa công bố, dự báo giải ngân vốn đầu tư công sẽ là điểm sáng ngành xây dựng trong năm 2023. Các lĩnh vực, ngành nghề liên đến xây dựng như xây lắp, ngành vật liệu xây dựng… sẽ có nhiều cơ hội phát triển.

Để bù đắp cho sự suy giảm của các động lực tăng trưởng khác, Chính phủ đã công bố dự toán ngân sách năm 2023, trong đó vốn đầu tư công ước tính đạt 698.867 tỉ đồng, tăng 28,9% so với kế hoạch năm trước.

Theo đó, thực tế giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 sẽ tăng từ 20 – 25% so với 2022 do tình trạng thiếu đá xây dựng và đất đắp đã được giải quyết khi Chính phủ cấp phép khai thác các mỏ mới. Bên cạnh đó, giá vật liệu xây dựng như giá sắt thép xây dựng, giá xi măng, giá đá xây dựng, giá cát xây dựng cũng được dự báo sẽ giảm trong năm tới.

Do đó, nhiều khả năng đầu tư công sẽ bứt phá ngay đầu năm 2023, do đó, hàng loạt doanh nghiệp ngành xây dựng và ngành vật liệu xây dựng sẽ được hưởng lợi theo, nhất là các khu vực kinh tế trọng điểm, có dự án lớn.

Có khá nhiều tên tuổi đầu ngành được nhắc đến như nhựa đường là Petrolimex; thép là Hòa Phát, Nam Kim; xi măng là Bỉm Sơn, Vicem Hà Tiên; đá xây dựng có thể kể đến CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương, CTCP Hóa An, CTCP Xây dựng và Sản xuất VLXD Biên Hòa.

Ngành vật liệu xây dựng "bắt nhịp" cùng hoạt động đầu tư công
Ngành vật liệu xây dựng “bắt nhịp” cùng hoạt động đầu tư công

Động lực từ dự án sân bay Long Thành

Riêng ngành đá xây dựng với đặc thù riêng là chi phí vận chuyển chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành phẩm. Tùy khoảng cách và loại hình vận chuyển mà giá đá xây dựng giao đến công trường có thể cao gấp đôi giá đá khai thác tại mỏ.

Với việc dự án sân bay Long Thành vừa được khởi công san nền, làm móng thì đây sẽ là động lực tăng trưởng chính cho nhu cầu đá xây dựng tại Đông Nam Bộ sắp tới. Những doanh nghiệp lớn sở hữu mỏ đá nằm gần khu vực này sẽ được ưu tiên huy động nhờ lợi thế về vận chuyển và chất lượng đá tốt.

Dự án trọng điểm này sẽ là động lực thúc đẩy lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp cung cấp đá xây dựng năm 2023 – 2024.

Ngoài ra sẽ có lần lượt 355km/177km đường cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1 được hoàn thành năm 2023 – 2024 và có 729km đường cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 đi vào vận hành trong giai đoạn 2023 – 2025. Dự báo các công ty nhựa đường, hạ tầng giao thông sẽ được hưởng lợi ngay từ quý I/2023.

Kỳ vọng nhu cầu thép cải thiện

Ngành vật liệu xây dựng kỳ vọng nhu cầu thép cải thiện
Ngành vật liệu xây dựng kỳ vọng nhu cầu thép cải thiện

Đối với nhóm thép xây dựng, việc giải ngân vốn đầu tư công mạnh mẽ năm 2023 được kỳ vọng sẽ bù đắp phần nào cho sự yếu kém của bất động sản nhà ở đối với nhu cầu sắt thép.

Các doanh nghiệp thép trong nước hiện nay đang phải đối mặt với những khó khăn như giá nguyên liệu đầu vào cao, nhu cầu thép toàn cầu sụt giảm, gây khó khăn cho xuất khẩu.

Dù giải ngân đầu tư công sẽ tăng tốc trong những quý tới nhưng dự báo tổng nhu cầu thép trong nước sẽ tăng trưởng âm năm 2023. Cụ thể là sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và tôn mạ sẽ cùng sụt giảm 3%.

Về xi măng, triển vọng doanh thu khá khó khăn do vẫn bị ảnh hưởng từ ngành bất động sản. Trong khi thị trường xuất khẩu kỳ vọng Trung Quốc sẽ nhập khẩu lại sau thời gian dài đóng cửa, bù bắp phần nào cho các thị trường xuất khẩu như Sri Lanka, Bangladesh, Philippines.

Nhìn chung, sản lượng ngành xi măng 2023 sẽ theo chiều hướng giảm, tuy nhiên, tốc độ giảm sẽ ở mức nhẹ nhàng hơn so với 2022. Trong đó, Xi măng Hà Tiên được đánh giá cao với lợi thế nguyên liệu thô, thương hiệu mạnh và dòng tiền nhờ sản xuất kinh doanh tốt.

Ngành vật liệu xây dựng đối mặt tình trạng khan hiếm đá xây dựng

Ngành vật liệu xây dựng đối mặt tình trạng khan hiếm đá xây dựng
Ngành vật liệu xây dựng đối mặt tình trạng khan hiếm đá xây dựng

Từ tháng 12/2022, nhiều sà lan từ các tỉnh, thành đổ về mỏ đá Cô Tô xếp hàng chờ lấy đá. Nguyên nhân là do 2 mỏ đá đã hết hạn khai thác, còn một công ty nhưng lại ưu tiên cung cấp đá xây dựng cho các công trình lớn ở An Giang.

Đoạn kênh 13 từ cầu Sóc Chiết đến chợ Cô Tô, hàng loạt ghe, sà lan neo đậu dài hơn 2,5km để chờ lấy đá nhiều ngày qua.

Nguyên nhân chính là do 2 mỏ đá của Công ty Quyết Thắng và Công ty đá Cô Tô đã hết hạn nên phải tạm dừng hoạt động, chờ cấp phép. Nên nhiều sà lan mới phải tập trung ở Công ty TNHH một thành viên Khai thác và chế biến đá An Giang để mua đá nhưng đơn vị chỉ khai thác được 3.000 – 6.000m3/ngày, khó cùng lúc đáp ứng cho tất cả.

Lãnh đạo An Giang đã yêu cầu doanh nghiệp khai thác đá phải ưu tiên nguồn đá xây dựng phục vụ công trình giao thông trọng điểm của tỉnh trước, sau đó mới bán cho các đại lý kinh doanh khác nên mới có tình trạng cung cấp đá trễ cho các đại lý.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart