Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng yếu hiện vẫn là một bài toán khó với các nhà sản xuất thép và xi măng nhất là khi thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Mục lục
Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng sắt thép vẫn là bài toán khó
Trong bối cảnh nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng nhất là sắt thép trên thế giới vẫn còn yếu và giá sắt thép xây dựng liên tục giảm, giá thép trong nước kể từ đầu tháng 4/2023 đã giảm 4 lần liên tiếp.
Điều chỉnh giá mới nhất là vào ngày 27/4 và nhiều thương hiệu thông báo giảm giá thép xây dựng từ 60.000 – 380.000 đồng/tấn. Hiện giá thép trong nước đang dao động trong khoảng từ 14,5 – 15,5 triệu đồng/tấn.
Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng giá thép giảm chủ yếu do tác động của giá nguyên vật liệu trên thế giới, cùng với đó là nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng toàn cầu sụt giảm. Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước cũng giảm mạnh khiến các doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để đẩy bán nhanh hàng tồn kho.
Trong khi đó, các chuyên gia đánh giá nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng yếu đang là một bài toán khó với các nhà sản xuất thép, đặc biệt là khi ngành địa ốc còn nhiều bất cập.
Nhiều doanh nghiệp ngành thép đã mở rộng lĩnh vực kinh doanh để gia tăng lợi nhuận cho mình, như thép Hòa Phát phát triển thêm mảng bất động sản và đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, đối với thương hiệu thép Tiến Lên, việc mở rộng sang đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp này đã gặp khó khăn với khoản lỗ lên đến 55%.
Bình quân tiêu thụ xi măng của người Việt chỉ ở mức 600 – 650kg/năm
Xi măng là một loại vật liệu xây dựng có công suất sản xuất lên đến 100 triệu tấn/năm tại Việt Nam – đứng thứ 3 trên thế giới về sản lượng. Tuy nhiên, bình quân tiêu thụ mặt hàng này của người Việt chỉ ở mức 600 – 650kg/năm, thấp hơn rất nhiều so với các nước khác.
Xi măng là thành phần vật liệu quan trọng trong ngành xây dựng và được sử dụng rộng rãi trong việc xây cầu, nhà, kênh, cống và tạo bê tông trang trí. Hiện nay, nguồn cung xi măng đã vượt xa so với nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng và tiếp tục tăng trong năm 2023, khiến cho dư cung càng nới rộng thêm.
XEM THÊM: Giá 1 bao xi măng bao nhiêu? Giá 1 tấn xi măng bao nhiêu tiền?
Trong khi đó, dự tính năm nay sẽ có thêm một loạt dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào vận hành như:
- Dây chuyền 4 – Xi măng Long Sơn: khoảng 2,5 triệu tấn
- Dây chuyền 3 – Xi măng Xuân Thành: khoảng 4,5 triệu tấn
- Xi măng Đại Dương: khoảng 2,3 triệu tấn
- Xi măng Long Thành: khoảng 2,3 triệu tấn
=> Từ đó, đưa nguồn cung xi măng cả nước lên khoảng 120 triệu tấn.
Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp sản xuất xi măng, nhiều đơn vị phải giảm năng suất chạy lò để có thể tiêu thụ sản phẩm.
Nguyên nhân của tình trạng này là do chu kỳ đi xuống của thị trường bất động sản cùng việc giải ngân vốn đầu tư cho các công trình công chậm. Hiện tại, thị trường tiêu thụ xi măng rất khó khăn và trong quý đầu năm 2023, tiêu thụ xi măng giảm 20%, cả miền Nam giảm 25% so với cùng kỳ năm trước.