Giá điện trong năm 2023 sẽ có nhiều biến động do tình hình kinh doanh của EVN dự kiến đã lỗ rất nhiều, cần diều chỉnh tăng giá hợp lý. Trong những kiến nghị gần đây, EVN đề nghị tăng giá điện điều chỉnh như giá xăng dầu. Bạn muốn biết biến động giá điện sinh hoạt hôm nay và muốn tự tính tiền điện sinh hoạt mà gia đình tiêu thụ trong một tháng nhưng chưa rõ các bậc giá điện và cách tính tiền điện ra sao?
Vậy hãy để Giá VLXD bật mí cho bạn biểu giá điện EVN mới nhất cũng như cách tính tiền điện sinh hoạt đầy đủ và chính xác nhất.
Mục lục
Điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 4/5/2023
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân lên 1.920,3732 đồng/kWh (chưa gồm thuế GTGT) từ ngày 4/5/2023. Tương đương với mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân trước đó.
Trong đó, giá bán lẻ điện bình quân là căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt, sản xuất cho người dân, doanh nghiệp.


Tiền điện mỗi gia đình sẽ tăng bao nhiêu?
Hiện tại, giá điện bán lẻ bình quân đã tăng 3% so với trước đó thì tiền điện từng đối tượng khách hàng sẽ thay đổi như sau:
- Hộ sản xuất tăng 307.000 đồng/tháng.
- Hộ kinh doanh, dịch vụ tăng 141.000 đồng/tháng.
- Hộ sử dụng điện sinh hoạt 50 kWh/tháng chỉ tăng 2.500 đồng/hộ.
Mức tăng này được cho là sẽ tác động không nhiều đến khách hàng đang mua điện trực tiếp từ đơn vị EVN.
Theo ông Nguyễn Xuân Nam – Phó tổng giám đốc EVN cho biết theo tính toán của Tổng cục Thống kê, nếu giá điện tăng thêm 5% thì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,17%. Nhưng giá điện chỉ tăng 3% nên tác động rất nhỏ tới CPI.
Xét về tác động đến một số mặt hàng thì không ảnh hưởng nhiều đến giá sắt thép xây dựng – chỉ chiếm 0,16% giá thành, giá xi măng chiếm khoảng 0,45% và các mặt hàng giấy thì điện chiếm 0,4% giá thành.
Giá điện sinh hoạt bán lẻ EVN mới nhất 2023


Các bậc giá điện sinh hoạt
Có 6 bậc giá điện EVN cụ thể như sau:
- Bậc 1: Từ 0 – 50kWh: mức 1.728 đồng/kWh
- Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh: mức 1.786 đồng/kWh
- Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh: mức 2.074 đồng/kWh
- Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh: mức 2.612 đồng/kWh
- Bậc 5: Từ 301 – 400 kWh: mức 2.919 đồng/kWh
- Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên: mức 3.015 đồng/kWh
Bảng giá điện sinh hoạt bán lẻ EVN
Ngành sản xuất
TT | Đối tượng khách hàng | Giá bán điện
(đồng/kWh) |
---|---|---|
1.1 | Cấp điện áp >110 kV | |
Giờ bình thường | 1.584 | |
Giờ thấp điểm | 999 | |
Giờ cao điểm | 2.844 | |
1.2 | Cấp điện áp từ 22 kV – 110 kV | |
Giờ bình thường | 1.604 | |
Giờ thấp điểm | 1.037 | |
Giờ cao điểm | 2.959 | |
1.3 | Cấp điện áp từ 6 kV – 22 kV | |
Giờ bình thường | 1.661 | |
Giờ thấp điểm | 1.075 | |
Giờ cao điểm | 3.055 | |
1.4 | Cấp điện áp <6 kV | |
Giờ bình thường | 1.738 | |
Giờ thấp điểm | 1.133 | |
Giờ cao điểm | 3.171 |
Khối hành chính – sự nghiệp
TT | Đối tượng khách hàng | Giá bán điện
(đồng/kWh) |
---|---|---|
1 | Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học | |
Cấp điện áp >6 kV | 1.690 | |
Cấp điện áp <6 kV | 1.805 | |
2 | Chiếu sáng công cộng; đơn vị hành chính | |
Cấp điện áp >6 kV | 1.863 | |
Cấp điện áp <6 kV | 1.940 |
Ngành kinh doanh
TT | Đối tượng khách hàng | Giá bán điện
(đồng/kWh) |
---|---|---|
1 | Cấp điện áp >22 kV | |
Giờ bình thường | 2.516 | |
Giờ thấp điểm | 1.402 | |
Giờ cao điểm | 4.378 | |
2 | Cấp điện áp từ 6 kV – 22 kV | |
Giờ bình thường | 2.708 | |
Giờ thấp điểm | 1.594 | |
Giờ cao điểm | 4.532 | |
3 | Cấp điện áp <6 kV | |
Giờ bình thường | 2.746 | |
Giờ thấp điểm | 1.671 | |
Giờ cao điểm | 4.724 |
Sinh hoạt
TT | Đối tượng khách hàng | Giá bán điện
(đồng/kWh) |
---|---|---|
1 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt | |
Bậc 1: Từ 0 – 50 kWh | 1.728 | |
Bậc 2: Từ 51 – 100 kWh | 1.786 | |
Bậc 3: Từ 101 – 200 kWh | 2.074 | |
Bậc 4: Từ 201 – 300 kWh | 2.612 | |
Bậc 5: Từ 301 – 400 kWh | 2.919 | |
Bậc 6: Từ 401 kWh trở lên | 3.015 | |
2 | Giá bán lẻ điện sinh hoạt công tơ thẻ trả trước | 2.535 |


Cách tính số điện tiêu thụ của thiết bị
Để tính số điện tiêu thụ của một thiết bị, bạn cần xác định công suất hoạt động và thời gian sử dụng của thiết bị đó rồi thực hiện theo phép tính sau:
Lượng điện tiêu thụ = Công suất x Thời gian sử dụng
Ví dụ:
- Quạt cây đứng 50W, chạy 8 tiếng/ngày: Lượng điện tiêu thụ = 50 x 8 = 400Wh = 0,4kWh => 0,4 số điện.
- Điều hòa 9000 BTU, công suất 850W, chạy 8 tiếng/ngày: Lượng điện tiêu thụ = 850 x 8 = 6800Wh = 6,8kWh => 6,8 số điện.
Sau khi tính số điện tiêu thụ của tất cả các thiết bị trong nhà, bạn hoàn toàn ước tính được tổng lượng điện sử dụng.
Cách tính tiền điện chính xác nhất
Theo giá điện sinh hoạt EVN mới nhất, bạn cần nắm rõ cách tính tiền điện để tránh sai sót trong việc chi trả hàng tháng.


Cách tính tiền điện thủ công
Theo 6 bậc giá điện bên trên, số điện tiêu thụ càng cao thì mức giá phải đóng càng cao. Theo đó, công thức tính tiền điện sinh hoạt như sau:
Tiền điện bậc Y = Số điện áp dụng giá điện bậc Y x Giá điện bán lẻ bậc Y
Ví dụ: Tháng 12, gia đình bạn dùng hết 200 số điện thì 50 số điện đầu được tính mức giá 1.678 đồng/số, 50 số tiếp theo tính giá 1.734 đồng/số và 100 số còn lại tính giá 2.014 đồng/số.
- Tiền điện bậc 1 = 50 x 1.678 = 83.900 đồng
- Tiền điện bậc 2 = 50 x 1.734 = 86.700 đồng
- Tiền điện bậc 3 = 100 x 2.014 = 201.400 đồng
=> Tổng tiền điện = (Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2 + Tiền điện bậc 3) x 10% VAT = (83.900 + 86.700 + 201.400) x 10% = 409.200 đồng.
XEM THÊM:
Cách tính tiền điện online
Ngoài cách tính tiền điện thủ công như trên thì bạn có thể sử dụng công cụ tính hóa đơn tiền điện online của EVN theo các bước sau:
Bước 1: Truy cập website: https://calc.evn.com.vn/#/TinhHDon
Bước 2: Chọn mục đích sử dụng điện.
- Giao diện hiển thị các mục: Sinh hoạt, Kinh doanh, Sản xuất, Hành chính sự nghiệp, Cơ quan – bệnh viện, Bán buôn, Bán buôn tổ hợp DV-TM-SH => Bạn chọn mục đích sử dụng điện như đã đăng ký.
- Nhập ngày tháng muốn tính (1 tháng) và Tổng điện năng tiêu thụ => Bấm chọn ô Tính toán để hệ thống tự tính toán số tiền điện cần đóng.


Bước 3: Kết quả trả về là tổng tiền điện cần thanh toán đã gồm 10% thuế VAT.
EVN kiến nghị điều chỉnh giá điện như giá xăng dầu
EVN vừa kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường đối với giá điện tương tự như giá xăng dầu, tức là khi các yếu tố đầu vào tăng thì giá điện sẽ tăng theo và ngược lại.
Cụ thể, chi phí đầu vào cho sản xuất điện tăng rất cao khi giá dầu tăng vài chục phần trăm, giá khí tăng theo dầu, còn giá than tăng tới 600% so với thời điểm đầu năm ngoái. Trong khi đó, giá điện bán lẻ vẫn giữ nguyên từ năm 2019.
Với diễn biến này, tình hình tài chính của công ty EVN năm nay và tới đây sẽ rất khó khăn, đối diện với việc mất cân đối tài chính, doanh nghiệp không có chi phí, không có tiền trả cho đơn vị bán điện…
Năm nay EVN có thể lỗ hơn 31.000 tỷ đồng và đã đề xuất các cấp có thẩm quyền tăng giá bán điện. Đề xuất này đang được Bộ Công Thương và các cơ quan thẩm định – báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.


Vừa rồi là cập nhật giá điện sinh hoạt, giá điện EVN mới nhất và 2 cách tính tiền điện sinh hoạt đơn giản để các bạn có thể áp dụng và cân nhắc số tiền cần chi trả nhé!